Quản lý rủi ro – Công cụ không thể thiếu của các doanh nghiệp

Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp là gì?

Rủi ro trong doanh nghiệp là những tác nhân bất thường gây hại xảy ra mà các hệ thống không thể lường trước được. Chính vì thế, quản lý rủi ro là hoạt động xác định các rủi ro tiềm ẩn ở giai đoạn trước hoặc giai đoạn đầu và thực hiện các hành động phòng ngừa để giảm hoặc hạn chế rủi ro thông qua phân tích. Quản lý rủi ro sẽ bao gồm các rủi ro phát sinh trong doanh nghiệp do thiên tai hoặc lỗi hệ thống phức tạp.

Tại sao phải quản lý rủi ro? Quản lý khủng hoảng?

Nếu ví các kế hoạch về chiến lược, hoạt động sản xuất, kinh doanh,… là đôi chân để các doanh nghiệp bước đi và phát triển thì kế hoạch quản lý rủi ro như đôi dép hay giày bảo vệ đôi chân tùy theo địa hình (khó khăn) ấy là gì.

Khi ta lập kế hoạch quản trị rủi ro, ta sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về các khả năng, mức độ mà tác nhân gây hại có thể xảy ra. Từ đó các kế hoạch chi tiết để phòng chống, điều hướng rủi ro và biến nó thành cơ hội để giúp doanh nghiệp đi lên. Quá trình trên được diễn ra chủ động theo một hệ thống chặt chẽ và tư duy để các doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đề ra một cách trơn tru và hoàn hảo.

Cần giải ưu tiên giải quyết triệt để các rủi ro khi xuất hiện để tránh rủi ro phát triển lên thành khủng hoảng.

Tại sao chúng ta phải sợ khủng hoảng?

Rủi ro sinh ra nếu không giải quyết hay giải quyết không triệt để sẽ ngày càng phát triển trong vòng 24 tiếng trước khi được lan rộng mạnh do báo chí, cộng hưởng với các yếu tổ gây hại và sinh ra khủng hoảng.

Giống như cơ thể, nếu nhiều bệnh tích tụ lâu dài sẽ trở nên mãn tính và khó chữa.

Lúc này, các biện pháp quản lý khủng hoảng sẽ rất cần thiết để hạn chế tối đa thiệt hại mà khủng hoảng mang đến và rất khó để đưa doanh nghiệp trở lại trạng thái ban đầu nếu quản lý khủng hoảng không tốt.

Sự khác biệt giữa quản lý rủi ro và quản lý khủng hoảng?

Đối với quản lý rủi ro, các kế hoạch mang tính chủ động trong khi quản lý khủng hoảng được hình thành cấp bách để bảo vệ sự tồn tại của doanh nghiệp khi các mối đe dọa tấn công.

Quản lý rủi ro không tốt thì sẽ phát triển lên khủng hoảng nhưng quản lý khủng hoảng không tốt sẽ ảnh hưởng rất nặng đến với doanh nghiệp.

Các bước cơ bản để quản lý rủi ro.

Thông thường, để quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, chúng ta phải thực hiện chặt chẽ trình tự các bước sau:

Bước 1: Xác định giới hạn xử lý rủi ro

Đầu tiên, các doanh nghiệp cần xác định quy mô của mục tiêu chiến lược, hoạt động sản xuất, kinh doanh,… Từ đó, xác định được giới hạn và mức độ quản lý rủi ro đồng thời đưa nó thành kế hoạch song song với các công việc trên.

Bước 2: Nhận diện rủi ro

Sau khi xác định được các nhân tố gây hại đến các hoạt động của doanh nghiệp, phân cấp các mức độ của rủi ro để có các kế hoạch phù hợp.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Ở bước này, sau khi phân cấp các mức rủi ro, doanh nghiệp cần xem xét các rủi ro ấy có thực tế hay không? Có cần thiết để quản lý ngắn hạn hay lâu dài? Có khai thác được cơ hội nào để biến rủi ro thành bước tiến cho các hoạt động được hay không?

Bước 4: Ứng phó rủi ro

Đây là bước doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được. Và các phương án ứng phó rủi ro này phải tương ứng với mức độ rủi ro, chi phí của từng phương án ứng phó đã được lập ở bước 1.

Bước 5: Kiểm soát rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro gồm có:

  • Kế hoạch phòng ngừa: Phòng chống hoặc giảm thiểu các rủi ro trong khi các hoạt động của các doanh nghiệp đang thực hiện.
  • Kiểm soát phát hiện: Giám sát và có các kế hoạch phụ khi kế hoạch phòng ngừa không đạt được hiệu quả tốt. Nếu không, có nguy cơ rủi ro sẽ phát triển thành khủng hoảng.
  • Kiểm soát khắc phục: Đẩy lùi các rủi ro xuống mức thấp nhất hoặc khôi phục trở lại trạng thái ban đầu hoặc các kế hoạch tạo cơ hội cho hoạt động chính bức tiến.
Bước 6: Giám sát và báo cáo

Giám sát, phân tích các hoạt động quản lý rủi ro: Các kế hoạch quản lý rủi ro đã ổn chưa? Còn thiếu sót gì không? Có bước nào làm chưa tốt không?… Báo cáo kết quả và lập lại các bước trên nếu cần thiết.

Quản lý khủng hoảng trong doanh nghiệp.

Khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp cần bình tĩnh, đánh giá và phân tích các yếu tố như nguồn gốc, cấp độ khủng hoảng và mức độ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bằng các bước sau: 

Bước 1: Tổ chức nhóm hoạch định.

Bước 2: Đánh giá phạm vi và tầm ảnh hưởng của sự cố.

Bước 3: Triển khai kế hoạch.

Bước 4: Thử nghiệm kế hoạch.

Bước 5: Thường xuyên cập nhật kế hoạch.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích đến các bạn. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ phòng Truyền thông và Văn hóa doanh nhân của Viện để được tư vấn.

Nguồn: Tổng hợp và biên tập